Đánh giá tình hình bất động sản
Các chuyên gia nhận định thị trường bất động sản năm 2023 là cơ hội với nhà đầu tư có thực lực tài chính, đồng thời cũng là thách thức với nhóm đầu cơ lướt sóng.
Cùng nhìn lại tình hình bất động sản của những năm trước, dễ dàng nhận ra rằng khó khăn của thị trường bất động sản không chỉ xuất hiện vào thời điểm năm 2022 mà đã bắt đầu từ năm 2021. Với tình hình kinh tế vĩ mô hiện tại, có lẽ khó khăn sẽ tiếp tục kéo dài tiếp tới năm 2024. Những khó khăn tiếp tục xảy ra là có thể do nhà đầu tư gặp khó khăn về dòng tiền cũng như sự thổi phồng giá bất động sản của một nhóm chuyên phân lô bán nền, tách thửa.
Sự chồng chéo giữa các quy định hiện hành liên quan đến bất động sản là do quá trình làm luật không có sự kết nối giữa các ngành như: bất động sản, xây dựng, tài chính. Luật quy hoạch đô thị tuy có độ bao phủ rộng nhưng chưa điều chỉnh được hết chi tiết từng hành vi trường hợp. Dự kiến trong quý 3 năm nay, Quốc Hội thông qua luật đất đai mới. Các chuyên gia hy vọng, luật đất đai mới sẽ giải quyết những tồn tại bất cập trong quản lý, sử dụng đất đai. Từ đó khắc phục tình trạng dự án treo, lành mạnh hóa thị trường bất động sản. Đặc biệt, luật đất đai mới có vai trò quyết định, chi phối các luật khác có liên quan.
(Thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn)
Ngoài yếu tố chủ quan khi quốc hội ban hành luật đất đai mới, diễn biến thị trường bất động sản còn chịu sự tác động của xung đột chiến sự các nước, kinh tế vĩ mô thê giới. Thêm vào đó quá trình thực thi các luật, triển khai thực hiện quy hoạch tốt cũng sẽ có tác động tích cực tới thị trường bất động sản.
Các tình trạng còn tiếp diễn
Năm 2022, thị trường bất động sản đã phải đối mặt với nhiều khó khăn. Các khó khăn về mặt pháp lý, các kênh huy động nguồn vốn từ trái phiếu, tín dụng hay từ khách hàng đều bị đóng chặt khiến các dự án không thể triển khai. Không chỉ các chủ đầu tư, người dân có nhu cầu ở thực cũng không thể thực hiện giao dịch do ngân hàng không giải ngân. Người mua nhà vẫn đang phải chờ đợi những chính sách mới về cho vay mua nhà của các tổ chức tín dụng.
Thị trường bất động sản dự báo sẽ tiếp tục khó khăn. Do đó, việc các doanh nghiệp tiếp tục điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, tạm dừng hoạt động, cắt giảm nhân sự là điều dễ hiểu. Báo cáo mới đây nhất của Bộ Xây Dựng cũng cho thấy số doanh nghiệp giải thể trong năm 2022 tăng 40% so với cùng kỳ 2021.
Tại hội nghị tháo gỡ, thúc đẩy thị trường bất động sản ngày 17/2, Thứ trưởng Xây Dựng Nguyễn Văn Sinh-Tổ phó Tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản của Chính phủ đã nêu ra bốn khó khăn, vướng mắc của thị trường bất động sản hiện nay.
- Khó khăn về luật đất đai.
- Khó khăn phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
- Khó khăn trong tiếp cận, vay vốn từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng
- Tâm lý hoang mang của nhà đầu tư bị ảnh hưởng do nhiều thông tin xã hội không chính xác về tài chính, tín dụng, trái phiếu, cổ phiếu và xử lý vi phạm tại một số doanh nghiệp.
Thêm vào đó, ông Phạm Thiếu Hoa, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Vinhomes dưa ra: hiện nhu cầu sở hữu nhà của người dân còn rất lớn và tương lai còn tiếp tục tăng cao hơn nữa, nhưng nguồn cung lại quá thấp, chưa đáp ứng được thị trường và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp lại có hạn. Chủ tịch Vinhomes cho rằng, nếu khó khăn tiếp tục kéo dài mà không có những giải pháp kịp thời thì nhiều doanh nghiệp bất động sản sẽ phải đóng cửa, phá sản, nguồn cung trên thị trường đã thiếu lại còn thiếu hơn. Chính vì vậy, mong chờ lớn nhất của doanh nghiệp là Chính phủ sớm đưa ra biện pháp cụ thể khơi thông dòng vốn và gỡ vướng về pháp lý. Đây là hai nút thắt lớn nhất khiến thị trường điêu đứng.
Còn ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn địa ốc Nova (Novaland) kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ pháp lý tận gốc cho các dự án của các doanh nghiệp trên cả nước. Sự ách tắc này đã kéo dài rất nhiều năm nhưng chưa được giải quyết.
Tháo gỡ khó khăn
Tại hội nghị tháo gỡ, thúc đẩy thị trường bất động sản, ngày 17/2, Thủ Tướng đề nghị các đại biểu phân tích thêm nguyên nhân, nhất là những nguyên nhân chủ quan dẫn tới những khó khăn, vướng mắc của thị trường bất động sản hiện nay. Các chủ thể liên quan (cơ quan quản lý, doanh nghiệp, ngân hàng) có trách nhiệm gì, từ đó đề xuất các giải pháp cần làm trong thời gian tới.
(Thủ Tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị)
Thủ Tướng đặt vấn đề về cung và cầu, nguồn cung đã thực sự phù hợp với nhu cầu của thị trường. Cần xác định điểm cân bằng giữa cung và cầu sao cho hợp lý, giá cả phải phù hợp với thị trường. Ông nêu: "phải chăng điểm cân bằng này thể hiện qua giá cả, cần phân tích xem liệu giá cả bất động sản đã phù hợp với thu nhập chưa, có tình trạng lệch pha về cung cầu nhà đất không."
Ông lưu ý, các giải pháp tháo gỡ đảm bảo khả thi, cân bằng giữa lãi suất với lạm phát, giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa, tăng trưởng với lạm phát.
Tiếp đó, Bộ Xây dựng đề nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước điều hành linh hoạt, khơi thông vốn tín dụng, nới trần (room) tín dụng phù hợp năm nay và các năm tiếp theo. Ngành ngân hàng cần có biện pháp giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường, từ đó tạo điều kiện cho người có nhu cầu ở thực, doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận được nguồn vốn.
Cơ quan quản lý trái phiếu doanh nghiệp, ngân hàng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng lần lượt đưa ra các giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản hiện nay.
SolandE